Nghiên cứu chọn giống bông vải kháng bệnh xanh lùn bằng chỉ thị phân tử

Các tác giả thuộc Viện Di truyền nông nghiệp, Trung tâm Tài nguyên thực vật, Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố và Trường Đại học kỹ thuật Texas, Hoa Ký đã nghiên cứu xây dựng bản đồ các nhóm liên kết genom cây bông cỏ phục vụ việc chọn tạo giống bông vải kháng bệnh xanh lùn bằng chỉ thị phân tử.

 

Cây bông  Gossypium  L.  bao gồm 45 loài lưỡng bội và 5 loài tứ bội (Fryxell, 1992). Bông lưỡng bội chia làm 8 bộ gen,  được ký hiệu từ A đến G và K (Beasley, 1940; Wendel và Cronn, 2003) với số lượng nhiễm sắc thển = 13.

Cho đến nay, có 4 loài bông  được trồng lấy sợi: Hai dạng nhị bội (bông cỏ) (2n = 2x = 26):  G. arboreum và  G. herbaceum và hai dạng tứ bội (2n = 2x = 52):  G. hirsutum (bông luồi) và G. barbadense (bông hải đảo). Trong đó, bông cỏ G. arboreum có bộ gen lưỡng bội AA có các  đặc tính nông sinh học tốt như chín sớm, độ bền xơ, hàm lượng dầu cao, có khả năng chống chịu điều kiện bất lợi, kháng sâu bệnh tốt… Vì thế,  đây là nguồn gen được các nhà chọn giống quan tâm (Ma, 2008).

 

Lập bản đồ liên kết dựa trên các chỉ thị ADN đóng vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu cấu trúc genome, chức năng gen, tiến hóa cũng như giúp cho công tác chọn giống nhờ chỉ thị phân tử (Wangzhen Guo và CS., 2007). Gần đây, với sự ra  đời của chỉ thị phân tử,  đặc biệt là chỉ thị SSR, nhiều bản  đồ di truyền genome cây bông ở các loài khác nhau đã được thiết lập (Reddy và CS., 2001; Qureshi và CS., 2004; Han và CS., 2004, 2006; Park và CS., 2005; Wang và CS., 2006; Guo và CS., 2007; Ma và CS., 2008).

 

Để lập bản  đồ gen, công tác khảo sát chính xác các tổ hợp lai với những giống bố mẹ  đóng vai trò qua trọng. Cây bố mẹ phải mang  đặc tính tương phản rõ rệt và có mức độ  đa hình ADN đủ lớn  để dễ dàng xác định các chỉ thị liên kết. Tuy nhiên khoảng cách di truyền giữa các cây bố mẹ không  được quá xa vì có thể  ảnh hưởng tới sức sống hoặc độ hữu thụ của thế hệ con lai.

 

Chi tiết xin xem file đính kèm: 

 Tải file