Biến đổi gen giống đậu nành bằng cách sử dụng TF DREB1A để chống chịu khô hạn

Phát triển giống cây trồng chống chịu khô hạn là mục tiêu quan trọng giúp loài người chiến đấu với thách thức do biến đổi khí hậu.

Đăng ngày 09-07-2013 trong chuyên mục Tin thế giới

Một trong những kỹ thuật mà chuyên gia thường sử dụng là công nghệ di truyền với các protein có liên quan đến yếu tố phiên mã [transcription factors: TFs] kiểm soát thể hiện gen phản ứng với stress phi sinh học trong hệ thống tự bảo vệ của thực vật.

Một nhóm các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi Amanda Alves de Paiva Rolla thuộc ĐH Londrina State, Brazil, đã đánh giá hiệu quả của giống đậu nành biến đổi gen mã hóa protein TF DREB1A trong điều kiện bị khô hạn trên đồng ruộng và trong nhà lưới. Họ xử lý nghiệm thức khô hạn trong nhà lưới bằng cách kiểm soát nước trong chậu với giống P58 và P1142.

Mặt khác, họ cũng đánh giá hiệu quả của giống P58 và 09D-007, một tổ hợp lai giữa BR16 và P58 dưới những nghiệm thức xử lý nước khác nhau: có tưới, khô hạn tự nhiên, và khô hạn nhân tạo. Kết quả đánh giá trên đồng ruộng cho thấy cây nào có protein kết gắn tín hiệu nhằm đáp ứng với sự mất nước (dehydration-responsive element binding protein: DREB) đều cho năng suất thấp hơn  dòng bố mẹ BR16.

Tuy nhiên, cây có DREB thể hiện sự gia tăng các thành phần cấu tạo năng suất như số hạt, số quả có hạt, tổng số quả trong điều kiện khô hạn. Kết quả trong nhà lưới cho thấy: cây nào có DREB đều cho mức độ sống sót tối hơn do mức độ tiêu thụ nước ít hơn, bốc thoát hơi nước cũng thấp hơn ngay cả trong điều kiện đủ nước. Họ đã khuyến cáo rằng phải định tính kỹ hơn biểu loại đất và điều kiện tiểu khí hậu trong thí nghiệm đậu nành để so sánh với cây không phải GM.

Xem thêm ti http://link.springer.com/article/10.1007/s11248-013-9723-6.

Theo agbiotech.com.vn