“Genome editing” thu hút nhiều nhà khoa học và chọn giống vì mục tiêu an ninh lương thực cho toàn thế giới. Từ 2013, các cống bố khoa học bắt đầu trình bày về chỉnh sửa hệ gen với hệ thống CRISPR-Cas. Công nghệ này đã và đang được áp dụng vào nhiều loài cây trồng, trong đó có giống cây trồng phục vụ nghề vườn (horticulture).
Trong bài tổng quan này, Alessandra Koltun và cs. thuộc Đại học bang Maringa, Brazil đánh giá khả năng ứng dụng của các hệ thống CRISPR-Cas cho giống cây vườn, ví dụ cây ăn quả, rau, hoa, cây dược liệu và cây cho hương liệu. Các tác giả đã mô tả làm thế nào CRISPR-Cas hoạt động và phục vụ cho công tác chọn tạo giống mới. Họ đã liệt kê ra các giống cây trồng mà công nghệ chỉnh sửa gen đã được áp dụng thành công. Đó là bắp cải lùn, cà rốt có củ tím, dưa leo kháng stress sinh học, khoai tây có amylose thấp, dâu tây tăng trưởng nhanh, táo chín chậm, và dưa hấu bạch tạng. Đặc biệt họ đề cập đến sự phát triển của giống này sau khi đã được cải biên, không có gen chuyển, một tính trạng quan trọng được xem xét về lĩnh vực pháp lý khi thương mại hóa giống cây trồng như vậy.
Đối với khoai tây, giảm số gen chuyển khó khăn hơn bởi vì genome khoai tây rất phức tạp. Họ đề cập đến giải pháp sử dụng tế bào trần hoặc ribonucleo-proteins để khắc phục hạn chế này. Cuối cùng, công nghệ chỉnh sửa gen có triển vọng nhiều hơn trong cải tiến giống cây trồng phục vụ nghề vườn, nhưng phải đánh giá phương pháp này một cách có hệ thống.
Nguồn: isaaa.org