Bài báo được đăng tải trên tạp chí Nature Communications cho thấy rằng chỉ có 2% trong số các loài ong hoang dã thụ phấn cho 80% các loại cây trồng nhờ ong thụ phấn trên toàn thế giới. Nghiên cứu này là một trong những khám phá lớn nhất cho đến nay về thụ phấn nhờ ong.
Trong khi phát triển nông nghiệp và thuốc trừ sâu đã được chứng minh là đã làm suy giảm mạnh mẽ nhiều quần thể ong hoang dã, nghiên cứu cho thấy những “con ong chăm chỉ” có thể vẫn còn rất nhiều trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nghiên cứu này đưa ra một cơ sở kinh tế vững chắc về việc bảo tồn các loài ong hoang dã. Nghiên cứu tính toán giá trị của sự thụ phấn nhờ ong hoang dã đến các hệ thống lương thực toàn cầu ở mức 3.000 USD/ha đất nông nghiệp được côn trùng thụ phấn.
“Nghiên cứu này cho chúng ta thấy rằng những con ong hoang dã đem lại lợi ích kinh tế to lớn, nhưng tái khẳng định rằng sự biện minh cho việc bảo vệ các loài có thể không phải lúc nào cũng có ý nghĩa về kinh tế”, Taylor Ricketts từ Viện Kinh tế sinh thái Gund trực thuộc trường Đại học của Vermont – một đồng tác giả của nghiên cứu cho biết. “Chúng tôi vẫn phải đồng ý rằng việc bảo vệ đa dạng sinh học là điều phải làm”.
Nghiên cứu này bao gồm 90 nghiên cứu riêng biệt của gần 1.400 cánh đồng canh tác nông nghiệp khắp năm châu (Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ).
Việc thường xuyên theo dõi đã phát hiện ra gần 74.000 con ong độc lập từ gần 785 loài hoang dã trên cây trồng. Trong số 20.000 loài ong được biết đến, khoảng 2% thụ phấn 80% các loại cây trồng.
“Các loài hiếm và bị đe dọa có thể ít quan trọng về kinh tế so với các loài thường gặp, nhưng điều này không có nghĩa là việc bảo vệ chúng sẽ ít quan trọng hơn”, Kleijn nói.