Costa Rica bắt đầu trồng diện tích nhỏ đối với hạt giống CNSH vào năm 1992 để xuất khẩu sang các nước khác. Diện tích trồng cây CNSH sẽ đạt 226 ha vào cuối năm 2016, tăng 13% so với 200 ha vào năm 2015. 226 ha sẽ bao gồm dứa công nghệ sinh học với 14,76 ha, có hàm lượng chất chống oxy hoá cao, đậu tương HT ít hơn 1 ha và 210 ha bông IR.
Năm 2009, Costa Rica đã được đưa vào danh sách toàn cầu các nước chính thức trồng cây công nghệ sinh học, trồng các cây công nghệ sinh học thương mại độc quyền cho việc buôn bán hạt giống xuất khẩu. Luật hiện hành ở Costa Rica chỉ cho phép thương mại hóa cây trồng công nghệ sinh học được chỉ định để xuất khẩu hạt. Luật an toàn sinh học đã được ban hành tại Costa Rica vào năm 1998. Sản lượng hạt giống CNSH ở Costa Rica nhỏ hơn so với Chile nhưng có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.
Từ năm 2009, đã có 15 sự kiện công nghệ sinh học được phê duyệt cho việc sử dụng thức ăn chăn nuôi và trồng trọt để xuất khẩu hạt giống: 13 sự kiện cho bông và 2 sự kiện cho đậu tương. Các sự kiện đã được phê duyệt cho sản xuất hạt giống là Roundup Ready, Roundup Ready Flex, Bollgard, Bollgard II, WideStrike, Cry 1F, Bomoxinil, Liberty Link, Vip 3A và các tính trạng bông IR. Quốc gia này nhập ngô và đậu tương công nghệ sinh học từ Mỹ để sản xuất thức ăn chăn nuôi và một lượng nhỏ bông để chế biến. Nghiên cứu công nghệ sinh học do các nhà khoa học Costa Rica tiến hành bao gồm sự phát triển cây chuối với khả năng kháng đốm đen và lúa kháng thuốc diệt cỏ. Một số sản phẩm đã có trong giai đoạn thử nghiệm thực địa, được phê duyệt theo các quy định về an toàn sinh học tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế và có thể sẽ được thương mại hóa trong tương lai.
Nguồn: isaaa.org