Nam Phi đã trồng cây CNSH đầu tiên vào năm 1998 với bông kháng côn trùng; ngô kháng sâu bệnh và đậu tương chịu được thuốc diệt cỏ đã được trồng vào năm 2001, ngô chịu được thuốc diệt cỏ vào năm 2003. Năm 2016, đất trồng cây CNSH là 2,66 triệu ha gồm ngô (2,16 triệu ha), đậu tương (494.000 ha) và bông (9.000 ha), tăng 20% so với diện tích cây trồng công nghệ sinh học được báo cáo là 2,29 triệu ha vào năm 2015. Việc sử dụng cây CNSH trung bình tăng nhẹ ở mức 91% vào năm 2016. Tổng diện tích trồng ngô, đậu tương và bông là 2,93 triệu ha, tăng 15% từ báo cáo cuối năm 2015. Từ năm 1998, 70 sự kiện đã được phê duyệt để trồng ở Nam Phi bao gồm 5 sự kiện cải dầu Argentina, 10 sự kiện bông, 42 sự kiện ngô, 1 sự kiện lúa gạo (đối với thực phẩm) và 12 sự kiện đậu tương.
Lợi ích kinh tế: Ước tính lợi ích kinh tế từ cây trồng công nghệ sinh học cho Nam Phi trong giai đoạn 1998 đến năm 2015 là khoảng 2,1 tỷ đô la Mỹ và 237 triệu đô la Mỹ vào năm 2015 (Brookes và Barfoot, 2017, Forthcoming). Sự gia tăng trồng cây công nghệ sinh học ở Nam Phi được thúc đẩy bởi việc trồng ngô tăng do điều kiện thời tiết và nước được cải thiện vào cuối năm 2016. Cũng có sự sụt giảm trong trồng đậu tương do hạn hán vào đầu mùa trồng , cũng như việc giảm 25% diện tích bông do giá toàn cầu thấp. Có những tổn thất phát sinh do hiện tượng El Niño vẫn tồn tại suốt cuối năm 2015 và đến năm 2016 và La Niña vào cuối tháng 11. Ước tính diện tích cây trồng công nghệ sinh học sẽ tăng trong năm tới vì lượng mưa vào cuối năm 2016 đối với hầu hết các vụ mùa, nhu cầu ngô tăng lên vì thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và năng suất hạt cải dầu nghiền tăng lên. Thiếu nước có ảnh hưởng đến Nam Phi có thể được giải quyết bởi ngô WEMA (Quản lý Ngô Sử dụng Nước cho Châu Phi) dự kiến sẽ được phân phối rộng rãi cho nông dân vào năm 2018, cũng như đậu tương chịu hạn từ Argentina. Sự suy giảm trong trồng bông đã bị ảnh hưởng bởi giá toàn cầu thấp, có thể phục hồi trở lại khi giá ổn định.
Nguồn: isaaa.org