family: tahoma, arial, verdana; font-size: 12px; text-align: justify; background-color: #fffefc;”>Ngày 18-9, tại TP Cần Thơ, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức Hội Nghị “Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật (TBKT) phục vụ phát triển sản phẩm chủ lực vùng Nam Bộ”.
Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT tham dự và chỉ đạo hội nghị; Tham dự Hội nghị còn có: ông Bùi Ngọc Sương, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ; cùng đại diện một số Viện, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ngành nông nghiệp 19 tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ.
Tại hội nghị, các tham luận của các viện nghiên cứu tập trung giới thiệu kết quả nghiên cứu và chuyển giao TBKT trên các sản phẩm chủ lực của vùng Nam bộ và những TBKT đã được các địa phương tiếp cận, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất khá hiệu quả, cụ thể như: Viện lúa ĐBSCL giới thiệu các giống lúa chịu mặn đã được công nhận: OM6976, OM5464, OM5166, OM5451. Các giống lúa xuất khẩu OM2517, OM2514, OM3536….Viện Cây ăn quả miền Nam vừa qua đã có nhiều nghiên cứu lai tạo được một số giống, rau, hoa và quả các loại như Thanh long ruột đỏ LĐ1, dứa Cayenne LĐ2, ớt cay LĐ3, bưởi đường, cam ít hạt LĐ4, thanh long tím hồng LĐ5….Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam giới thiệu: 11 giống lúa, ngô, lạc, đậu tương phục vụ sản xuất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long; 06 giống điều và sắn phục vụ sản xuất vùng Tây Nguyên và 02 mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao như: Mô hình nhà màng để sản xuất một số loại rau ăn lá có giá trị kinh tế cao trong mùa mưa tại vùng khí hậu nóng (vùng Đông Nam Bộ) và Quy trình công nghệ trồng cà chua trong nhà màng theo hướng nông nghiệp công nghệ cao…
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho rằng, khoa học công nghệ thời gian qua đã cho các sản phẩm chủ lực của vùng có năng suất, sản lượng cao, đưa ĐBSCL và Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất về chế biến hàng hóa nông, thủy sản lớn nhất cả nước.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, thời gian qua chúng ta đã chuyển giao vào sản xuất nhiều tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi, cơ điện và sau thu hoạch đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, đã lai tạo và đưa vào sản xuất 55 giống lúa mới được nghiên cứu, mang bản quyền Việt Nam, có thời gian sinh trưởng ngắn và cho năng suất cao. Những tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao vào sản xuất đã góp phần quan trọng trong việc đưa giá trị sản xuất nông nghiệp toàn vùng tăng từ 80.000 tỷ đồng năm 2006 lên hơn 101.000 tỷ đồng năm 2012 với tốc độ bình quân hơn 6%/năm.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại trong nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cần được cải thiện trong thời gian tới như: các tiến bộ kỹ thuật mới chú trọng đến năng suất, chưa chú trọng nhiều đến chất lượng. Việc nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật chưa gắn liền với nâng cao hiệu quả kinh tế, làm hạn chế việc lựa chọn của người sản xuất. Công tác thông tin tuyên truyền chưa được đẩy mạnh, nhiều nhiệm vụ nghiên cứu chưa bám sát với phát triển sản phẩm chủ lực của vùng. Công tác thông tin tuyên truyền chưa được đẩy mạnh, nhiều nhiệm vụ nghiên cứu chưa bám sát với phát triển sản phẩm chủ lực của vùng. Nhiều kết quả nghiên cứu chuyển giao cho sản xuất chưa được theo dõi trong sản xuất để có biện pháp hoàn thiện và phát triển.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu xác định: Nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong thời gian tới phải bám sát yêu cầu tái cơ cấu ngành và phục vụ phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực của vùng. Đặc biệt, nghiên cứu về giống và biện pháp kỹ thuật phải tập trung vào nâng cao chất lượng, an toàn, bền vững, tính cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho nông dân”. Thứ trưởng yêu cầu các địa phương (Sở NN&PTNT, KHCN và Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư) căn cứ vào nhu cầu thực tế tại địa phương để xây dựng kế hoạch thực hiện ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực cho phù hợp.
Tại Hội nghị, các đơn vị của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam khu vực phía Nam như Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Viện Cây ăn quả miền Nam, Viện Nghiên cứu mía đường cũng tham gia trưng bày, triển lãm giới thiệu sản phẩm phục vụ Hội nghị và được các nhà khoa học và đại biểu đánh giá cao về các thành tựu nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trong vùng.
Theo VAAS